Nếu là một người quan tâm đến đầu tư Crypto, chắc hẳn bạn đã nghe đến khái niệm giao dịch Offchain, Onchain cũng như phân tích Onchain. Vậy giao dịch Offchain, Onchain là gì? Chúng khác nhau như thế nào và phân tích Onchain nhằm mục đích gì?

1. Giao dịch Offchain là gì?

Trước hết, mình muốn nói đến giao dịch Offchain. Đúng như cái tên, giao dịch Offchain là giao dịch  xảy ra bên ngoài Blockchain. Nó thường được ghi lại trong cơ sở dữ liệu tập trung như ngân hàng hoặc các phương tiện liên thông tài chính khác.

Ưu điểm của giao dịch Offchain là thường không mất phí giao dịch. Hơn thế nữa, bản chất của Offchain là sử dụng các máy chủ giúp chịu tải bớt cho các giao dịch nên nó có thể xử lý được nhiều giao dịch với tốc độ cao hơn so với Onchain.

Trong khi mạng lưới visa, một đại diện của kiểu giao dịch Offchain có thể xử lý được vài ngàn giao dịch trong một giây thì đại diện nổi bật nhất của giao dịch Onchain- bitcoin, chỉ xử lý được 7 giao dịch mỗi giây đã là quá sức rồi.

 Tuy nhiên, giao dịch Onchain cũng có rất nhiều điểm vượt trội so với giao dịch Offchain.

2. Giao dịch Onchain

Giao dịch Onchain đơn giản là giao dịch xảy ra trên Blockchain.

Bitcoin chính là ví dụ điển hình nhất của giao dịch Onchain.  Crypto này  sử dụng một Blockchain để  làm sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Các giao dịch này được gọi là giao dịch Onchain. Giao dịch Onchain ngày càng được ưa chuộng vì nó đặc biệt an toàn và minh bạch.

Để hoàn tất một giao dịch trên chuỗi cần có sự đồng ý xác nhận của một số lượng thợ đào nhất định.  Các giao dịch này  không thể thay đổi và được chia sẻ với tất cả những người tham gia trong mạng. Vì vậy không thể có sự gian lận và các cuộc tấn công độc hại cũng gần như không có cơ hội xảy ra trong các giao dịch Onchain.

Tuy nhiên, giao dịch Onchain vẫn còn một vài điểm hạn chế như mất phí và tốc độ xử lý chậm. Trong trường hợp nghẽn mạng, người dùng có thể phải mất nhiều giờ để được xác nhận giao dịch.

3. Vì sao phải phân tích dữ liệu on-chain

Như đã nói ở trên, giao dịch Onchain ngày càng trở nên nổi tiếng và được ưa chuộng. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc phân tích dữ liệu Onchain . Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc phân tích dữ liệu Onchain.

_ Thông tin chính xác

Dữ liệu Onchain không biết nói dối nên sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác và khách quan nhất đang diễn ra trên thị trường.

Do công nghệ Blockchain được xây dựng để hướng tới sự minh bạch trong thông tin, hơn nữa các thông tin này rất khó để có thể thâm nhập và thay đổi được nên đây có thể coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất trên thị trường.

_ Giúp dự đoán và đưa ra các quyết định đầu tư

Các hoạt động trên mạng lưới thường đi trước thông tin trên các kênh truyền thông. Nên khi cập nhật các thông tin Onchain thường xuyên còn giúp nhà đầu tư có khả năng dự đoán trước được các tình huống từ đó có thể đi trước một bước so với cộng đồng. Ví dụ trong một số trường hợp giá giảm nhưng các ví lớn không có động thái bán và tiếp tục thu mua thì có thể là lúc nên xem xét mua vào chứ không phải bán ra theo số đông.

4. Đầu tư Onchain với SharkScan

Để bước chân vào đầu tư Onchain một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, các nhà đầu tư nên xem xét đến việc sử dụng các nền tảng hỗ trợ đầu tư, chẳng hạn như SharkScan. Đây là phần mềm phân tích onchain trên mạng lưới Ethereum và Binance Smart Chain.  Nó quản lý danh mục tài sản của  hơn 2000 Shark có tài sản từ 50k USD đến 5t riệu USD và đang đầu tư ở 6292 dự án Crypto, ICO khác nhau.

SharkScan cho phép người dùng check lợi nhuận các Shark, soi ví để biết các Shark đang đầu tư ở đâu, xem bảng xếp hạng các Shark để nhanh chóng tìm ra điểm chung đầu tư của các Shark.

Ngoài ra, khi bạn quan tâm đến một dự án nào đó, tính năng Shark nào giống tôi của phần mềm này giúp bạn kiểm tra có những shark nào trong hệ thống đang đầu tư vào dự án. Nói một cách khác, tính năng này là đi tìm những người đồng đội đang sở hữu hàng triệu đô la.

SharkScan mặc dù còn non trẻ nhưng chắc chắn là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư Onchain.

Việc giao dịch Onchain hay Offchain là tốt nhất phụ thuộc vào mục đích và mong muốn của những người tham gia.  Nếu mục tiêu là bảo mật, tính bất biến và giao dịch đã được xác thực, thì giao dịch Onchain có thể sẽ là tốt nhất, nhưng nếu tốc độ và phí giao dịch thấp là quan trọng, thì giao dịch Offchain sẽ là lựa chọn tốt hơn.

6 thoughts on “Sự khác nhau giữa giao dịch on-chain và off chain

  1. e-commerce says:

    Good day! Do you know if they make any plugins to help with Search Engine Optimization? I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m not seeing very good results.
    If you know of any please share. Many thanks!
    You can read similar text here: Sklep internetowy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *