Chúng ta cũng đều biết tiền không hề hiếm, tiền cũng không hề có giá trị nội tại, thậm chí mình có thể nói tiền còn ít giá trị sử dụng hơn một tờ giấy ăn. Điều trớ trêu chúng ta hằng ngày vẫn phải dựa vào nó, sử dụng nó để trao đổi sức lao động của mình. Chúng ta khó có thể biết rằng nhà nước đang in ra bao nhiều tiền góp phần làm pha loãng giá trị sức lao động của chúng ta.

Nhưng chúng ta đã biết về những bài học khi tiền được in ra quá nhiều trong quá khứ tại VN cũng các nước trên thế giới? Chúng ta đang để giá trị sức lao động của mình phụ thuộc vào thứ nguồn cung vô hạn và tốc độ phát hành cũng là một ẩn số. Cá nhân mình có niềm tin ở Bitcoin hơn là tiền giấy. Tại sao? bởi vì nó được thiết kế để có nguồn cung cố định và tốc độ lạm phát cũng cố định luôn.

Lạm phát ở Bitcoin

Bitcoin được biết đến là một tài sản có nguồn cung hữu hạn và cố định tại 21 triệu đồng. 1 đồng Bitcoin cũng có thể chia thành 100 triệu đơn vị nữa , Đơn vị nhỏ nhất này được đặt dựa theo tên của người tạo ra bitcoin gọi là satoshi. . Số bitcoin mới hàng ngày được các máy tính từ khắp nơi trên thế giới đào lên mỗi 10 phút. Đây là nơi cung cấp bitcoin mới để đưa vào thị trường và cũng là nơi tạo ra sự lạm phát của bitcoin.

Lạm phát ở bitcoin có thể được coi là một trường hợp đặc biệt, tỷ lệ lạm phát của nó đã được định ra trước khi bitcoin được tạo ra và nó có một lộ trình phát hành rõ ràng theo các mốc thời gian. Số bitcoin mới được coi là phần thưởng dành cho những ai góp công duy trì mạng lưới bitcoin còn gọi là các thợ đào bitcoin.

Lạm phát ở Bitcoin

Sự kiện Bitcoin Halving

Để kiểm soát và khống chế lạm phát ở bitcoin Satoshi Nakamoto đã nghĩ ra một cơ chế gọi là bitcoin halving .các thợ đào trung bình mất 10 phút để khai thác 1 khối hay còn gọi là các block mới của bitcoin. Cứ mỗi 210.000 khối được đào lên, tương đương với khoảng thời gian 4 năm thì phần thưởng cho việc đào được 1 khối sẽ giảm đi một nửa. Trong thời gian đầu, bitcoin sẽ phát hành 50 bitcoin mỗi khối, sau sự kiện Halving đầu tiên, phần thưởng giảm 1 nửa thành 25 Bitcoin, sau sự kiện thứ hai phần thưởng tiếp tục giảm về 12,5 Bitcoin, sự kiện thứ 3 xảy ra gần đây nhất là tháng 5/2020 phần thưởng đã giảm về 6.25 bitcoin mỗi khối. Cứ thế sẽ có 32 sự kiện halving xảy ra cho đến khi phần thưởng giảm về 0 theo dự tính sẽ là năm 2140.

Tác động của sự kiện Bitcoin Halving tới thị trường

Sự kiện Halving giúp số lượng bitcoin được phát hành ở tốc độ ổn định và giảm dần nguồn cung mới theo thời gian. Ở lần Halving thứ ba, Bitcoin đã giảm tỷ lệ phát hành hàng năm từ 3,7% xuống còn 1,79% – thấp hơn tỷ lệ lạm phát của một số quốc gia như Mỹ và Anh. Và nếu so với dữ liệu của FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) vào tháng 12 năm 2020, con số tăng nguồn cung của bitcoin 1.79%/năm không là gì so với con số 22% lượng tiền đang lưu thông tại Mỹ chỉ mới vừa được in cũng chỉ trong đúng 1 năm

Tiền thì ngày càng cung ra nhiều và bitcoin thì ngày càng cung ra ít. Điều này tác động thế nào đến thị trường và giá cả của Bitcoin? Sự kiện đầu tiên, xảy ra vào tháng 11/2012, gia bitcoin đã tăng từ khoảng 12 USD lên gần 1150 USD trong vòng một năm. Lần thứ hai xảy ra vào tháng 7 năm 2016, từ mức 650 USD giá bitcoin đã tăng lên hơn 20000 USD cũng chỉ trong vòng chưa đây 1 năm. Sau đó Bitcoin cũng đã giảm sâu nhưng vẫn đạt 3200 USD, tức là cao hơn gần 400% so với lần halving lần thứ 2. Lần thứ 3 xảy ra khi giá bitcoin là 8300 USD và cũng lại một lần nữa nưa bitcoin nhân gần 8 lần chỉ sau 1 năm. Bitcoin hiện đang loanh quanh vùng 50k đến 60k USD. Vậy trong quá khứ, các sự kiện Halving đều tương quan với sự tăng vọt về giá trị của bitcoin và bitcoin chưa bao giờ quay lại vùng giá thấp hơn lần havling trước đó. Tất nhiên câu nói của mình sẽ sai nếu giá bitcoin về vùng giá dưới 8k300 USD trong tương lai.

Giải mã sự kiện Bitcoin Halving

Sự kiện Bitcoin Halving

Lý giải về hiện tượng tăng giá khủng khiếp của bitcoin mỗi lần halving ta có thể mô tả bằng phản ứng dây chuyền như sau:
Phần thưởng cho các thợ đào giảm đi một nửa -> Khiến nguồn cung Bitcoin mới cấp ra thị trường đột ngột giảm mạnh -> Nguồn cung sẵn có thấp trong khi nhu cầu thì tiếp tục tăng cao theo thời gian -> Điều này đã đẩy giá Bitcoin cứ thế mà chinh phục các mức giá cao nhất trong lịch sử. Có thể nói, đây là một chu kỳ khủng hoảng nguồn cung với bitcoin và điều này cứ 4 năm sẽ xảy ra một lần.

Tổng kết lại chúng ta thấy rằng, Bitcoin có cơ chế đặc biệt với nguồn cung cố định và tỷ lệ lạm phát có thể đo lường. Hai điều này kết hợp đã tăng giá trị lưu trữ và mức độ khan hiếm của Bitcoin theo thời gian. Rất nhiều công ty đã đổ hàng trăm triệu thậm chí là hàng tỷ đô để đưa bitcoin vào bảng cân đối kế toán doanh nghiệp như một tài sản đảm bảo. Điển hình là công ty tesla của tỷ phú Elon Musk.

Có nhiều quan điểm cho rằng cho rằng Bitcoin cuối cùng sẽ trở thành một đồng tiền tệ dự trữ toàn cầu. Vốn hóa của nó sẽ lớn hơn nhiều lần so với vàng, một loại tiền tệ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm và có chỗ đứng quan trọng lịch sử tiền tệ loài người. NHƯNG các Shark hãy nhớ rằng…. ở đây Bitcoin không phải là 1 loại tiền tệ thông thường. Đây là là một loại tiền tệ của internet, và internet cũng mới chỉ tồn tại cách đây vài chục năm.