“USDT có sập được ko ad”
USDT có thể bị sập được bạn nhé. Tiên đây mình sẽ chia sẽ luôn về cho các bạn về các loại stablecoin vì đây cũng là kiến thức cần có khi đầu tư crypto. Stablecoin là tài sản kỹ thuật số được thiết kế để mô phỏng giá trị của các đồng tiền tệ fiat (đồng đô la, đồng euro, Vnđ). Chính tên gọi cũng nói nên đặc điểm của nó – khả năng bình ổn giá trên thị trường. Bằng cách làm vật trung gian, y như tiền giấy Chúng cho phép người dùng mua hoặc bán các tài sản tiền điện tử nhanh chóng với duy trì sự ổn định về giá. Trong video ngày hôm nay, các bạn sẽ biết về 2 loại stablecoin phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thị trường tiền điện tử Đầu tiên, stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ. Giá trị của các stable coin này thường được neo theo giá trị của tiền thật với tỷ lệ 1:1. Ví dụ: Tổ chức Tether cam kết nếu bạn đưa cho tổ chức này 1 USD thì tổ chức này sẽ đưa lại cho bạn 1 USDT đồng tiền điện tử vào và ngược lại. Tức 1 USDT = 1 USD Điểm mạnh của loại stablecoin này là dễ dùng và dễ hiểu, ngoài ra stương đối ổn định với biến động giá nhỏ.. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm yếu như: người dùng không có cách nào xác định được liệu rằng đơn vị phát hành có thực sự giữ tiền dự trữ hay không. Hoặc họ chỉ đơn thuần in Stable coin và lấy tiền của người dùng. Nếu điều này thực sự diễn ra sẽ khiến thị trường sụp đổ. Như USDT, một stablecoin nổi tiếng mà chắc ai ai chơi tiền điện tử cũng biết, cũng liên tục dính phốt và mập mờ trong việc chứng minh tài sản đảm bảo là 1:1. Mới đây thì USDT cũng tuyên bố luôn là không có 1 USDT đổi 1 USD như đã cam kết trước đó. Một số stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ điển hình là: Tether (USDT), USD Coin (USDC), Binance USD (BUSD). Theo Glassnode, ba đồng này là stablecoin hàng đầu đại diện cho hơn 90% vốn hóa thị trường. Loại stablecoin phổ biến tiếp theo là stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử. Về cơ bản, các stablecoin này hoạt động giống như stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ. Cả hai đều neo giá trị theo một tài sản nào đó. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tiền mặt làm tài sản thế chấp, stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp, tài sản thế chấp phổ biến nhất là đồng Ethereum. Để sở hữu stablecoin này, người dùng sẽ phải khóa tiền điện tử của mình vào trong hệ thống làm tài sản thế chấp, sau đó dựa theo tỉ lệ nhất định sẽ có thể rút tiền ra để vay. Việc này tương tự như việc bạn thế chấp nhà cửa mình vào ngân hàng và rút tiền ra vay. Chỉ khác là tất cả hoạt động được làm trên chuỗi khối và thế chấp bằng tiền điện tử. Các thao tác như thế chấp, rút tiền, trả nợ chỉ thực hiện trong vài phút. Điểm mạnh của loại stablecoin này là tài sản thế chấp được lưu trữ ngay trên chuỗi khối và được khoá trong hợp đồng thông minh. Điều này mang đến tính minh bạch cũng như tính phi tập trung cho stablecoin ~~~~được hỗ trợ bởi tiền điện tử.. Tuy nhiên, stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử cũng có điểm yếu của nó. Cụ thể là, sự biến động giá cao. Nên để giảm thiểu rủi ro đó, các bạn sẽ phải duy trì một tỷ lệ thế chấp thường là gấp 2-3 lần giá trị stablecoin bạn muốn vay mới đạt ngưỡng an toàn. Một số loại stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử điển hình: MakerDAO (DAI), (BitUSD), Celo, Reserves (RSV). Tất cả các loại stablecoin đều là một phần không thể tách rời trong thế giới tiền điện tử. Hy vọng qua video này, bạn đã hiểu thêm phần nào về các stablecoin. Đừng ngần ngại bình luận đặt câu hỏi với chúng mình với những kiến thức về tiên điện tử. Nếu bạn thấy video này hữu ích, hãy like à follow kênh để nhận được thêm thông tin giá trí về thế giới crypto hằng ngày. Xin chào và hẹn gặp lại