Với các giao dịch siêu nhanh và phí cực thấp, blockchain Solana nhanh chóng nổi lên như một đối thủ thực sự trong nhóm mạng “kẻ tiêu diệt Ethereum”. Vậy, yếu tố gì đang thúc đẩy một trong những loại tiền điện tử có hiệu suất nổi bật vào năm 2021 và nó đe dọa Ethereum như thế nào?

Solana là nền tảng blockchain tập trung cung cấp các giải pháp hợp đồng thông minh nhanh, rẻ và có thể mở rộng. Mạng được mô tả là mang phong cách riêng vì phương pháp độc nhất vô nhị mà nó sử dụng để sắp xếp các giao dịch và xử lý thông lượng blockchain cao hơn. SOL là token gốc của mạng, sử dụng để tương tác và giao dịch với blockchain Solana.

Solana được Anatoly Yakovenko thành lập vào năm 2017. Yakovenko đã làm việc cho Qualcomm và Dropbox trước khi xây dựng Solana. Cùng với các đồng sáng lập Greg Fitzgerald và Eric Williams, Yakovenko đã tìm cách xây dựng blockchain giải quyết các vấn đề về thông lượng và khả năng mở rộng vốn có của Bitcoin và Ethereum, mà không cần đánh đổi quá nhiều.

Solana là blockchain thế hệ thứ ba như Cardano, Tezos và Polkadot. Nền tảng đang cố gắng thách thức các mạng truyền thống tập trung hiện tại bằng cách cải thiện và sửa đổi phương thức hoạt động được sử dụng bởi blockchain thế hệ thứ nhất và thứ hai như Bitcoin và Ethereum.

Gần đây, Solana được giới báo chí chú ý sau khi có thông tin Solana Labs huy động được nguồn vốn mới trị giá 314 triệu đô la Mỹ. Số tiền này sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ trong không gian tài chính phi tập trung (DeFi). Vòng gọi vốn do quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Andreessen Horowitz và Polychain Capital dẫn đầu.

Nói về dự án này sau khi huy động vốn, Sam Bankman-Fried của Alameda Research và FTX cho biết Solana có “lộ trình công nghệ blockchain đầy tham vọng nhất. Họ đã và đang đạt được những tiến bộ ấn tượng. Đó là một blockchain có tiềm năng hỗ trợ hệ sinh thái DeFi với hoạt động quy mô tầm cỡ thế giới”.

Ngoài ra, token SOL cũng cho thấy hiệu suất tích cực trong những tháng gần đây, vượt trội hơn so với các tài sản hàng đầu Bitcoin và ETH. Giá SOL tăng ~2541% từ đầu năm đến nay (YTD) và ~184% trong 3 tháng qua. Để so sánh, giá Bitcoin tăng ~38% trong khung thời gian YTD nhưng giảm ~32% trong 3 tháng qua.

SOL/USD | Nguồn: Tradingview

Tại sao giải pháp công nghệ của Solana thành công về mặt tốc độ

Solana là blockchain Proof-of-Stake sử dụng cùng một hàm hashing SHA-256 như Bitcoin. Nền tảng sử dụng phương thức độc nhất, không cần niềm tin để xác định thời gian của một giao dịch, được gọi là Proof of History (PoH).

Thuật toán SHA-256 lấy đầu vào từ người dùng và mã hóa chúng để tạo đầu ra duy nhất khó dự đoán. Solana lấy đầu ra của một giao dịch và sử dụng nó làm đầu vào cho lần hash tiếp theo. Như vậy, thứ tự của các giao dịch được tạo sẵn trong đầu ra đã hash sắp đến. Điều này khác với cách thức hoạt động của blockchain Bitcoin.

Quá trình hashing PoH tạo ra một chuỗi giao dịch đã hash dài và không bị gián đoạn. Điều này được thiết kế để tạo thứ tự giao dịch rõ ràng và có thể xác minh để khi trình xác thực thêm vào khối, họ không cần sử dụng dấu thời gian như thường lệ.

Các khối trên blockchain Bitcoin rất lớn và không được sắp xếp theo thứ tự. Thợ đào BTC tự thêm ngày và giờ vào khối mà họ khai thác theo giờ địa phương của họ. Các node khác trong mạng sau đó phải xác minh rằng dấu thời gian do thợ đào cung cấp là hợp lệ vì nó có thể sai hoặc khác với thời gian được thợ khác báo cáo. Điều này sẽ gây tốn thời gian hơn.

Tuy nhiên, bằng cách sắp xếp các giao dịch thành một chuỗi hash, trình xác thực Solana có thể xử lý và truyền ít thông tin hơn cho mỗi khối. Phiên bản hash của trạng thái giao dịch mới nhất được ghi lại liên tục giúp giảm đáng kể thời gian xác nhận từng khối trên chuỗi Solana.

PoH kết hợp với các tính năng khác của Solana để tối ưu hóa và tăng tốc độ thông lượng. Ví dụ, TowerBFT là phiên bản của Solana theo mô hình đồng thuận PoS có khả năng chịu lỗi Byzantine, sử dụng đồng hồ mật mã được PoH kích hoạt để tăng tốc độ đồng thuận blockchain bằng cách giảm chi phí truyền thông điệp và độ trễ giao dịch. Quá trình chọn node PoS tiếp theo để xác thực khối giao dịch trở nên nhanh hơn vì các node cần ít thời gian hơn để xác minh thứ tự giao dịch.

Trong một bài đăng trên blog từ tháng 7/2019, Anatoly Yakovenko mô tả 8 đổi mới chính giúp Solana trở thành “Blockchain quy mô web đầu tiên”. Ngoài PoH và Tower BFT, 6 cải tiến lớn còn lại là:

  • Turbine – giao thức truyền khối.
  • Gulf Stream – giao thức chuyển tiếp giao dịch không có mempool.
  • Sealevel – thời gian chạy các hợp đồng thông minh song song.
  • Pipelining – đơn vị xử lý giao dịch để tối ưu hóa xác thực.
  • Cloudbreak – cơ sở dữ liệu tài khoản mở rộng quy mô theo chiều ngang.
  • Archivers – lưu trữ sổ cái phân tán.

Với tất cả các tính năng này, Solana có thể cung cấp các giao dịch và phí với tốc độ và chi phí thấp hơn nhiều so với các nền tảng hợp đồng thông minh khác.

Solana hiện có tốc độ 686 TPS (giao dịch mỗi giây), so với Ethereum đang vận hành ở mức 13 TPS. Người dùng Ethereum có thể sẽ thích khả năng thông lượng của Solana, vì tại thời điểm viết bài, có 147.718 giao dịch đang chờ được blockchain Ethereum xác nhận. Phí giao dịch của Solana để cấp nguồn cho Dapp và các hợp đồng thông minh cũng rất thấp, ước tính ở mức 10 đô la cho một giao dịch trị giá 1 triệu đô la.

So sánh sàn giao dịch phi tập trung trên Solana

Tính đến ngày 17/6/2021, Raydium, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và nhà sản xuất thị trường tự động (AMM) phổ biến nhất của blockchain Solana có ~405 triệu đô la Mỹ giá trị tài sản bị khóa trong đó. Khối lượng 24 giờ của nó là 16.627.966 đô la. Trong khi đó, Uniswap V3, DEX và AMM phổ biến nhất của Ethereum có tài sản khóa trị giá 1,82 tỷ đô la và khối lượng giao dịch trong 24 giờ là ~823 triệu đô la. Pancakeswap, DEX và AMM phổ biến nhất của Binance Smart Chain, có tài sản khóa trị giá 4,24 tỷ đô la Mỹ và khối lượng giao dịch trong 24 giờ là ~592 triệu đô la.

Một điều khiến Solana trở nên khác biệt với các blockchain khác là nó sử dụng ngôn ngữ mã hóa thay thế Ethereum và không tương thích với EVM. Trên BSC, các dự án có thể chỉ copy-paste những gì đã được xây dựng trên Ethereum và sử dụng cùng một ngôn ngữ Solidity nhờ khả năng tương thích EVM của BSC. Mặt khác, các nhà phát triển Solana xây dựng Dapp như Raydium cần phải bắt đầu lại từ đầu. Solana được viết bằng ngôn ngữ Rust và có ít nhà phát triển xây dựng Dapp trên đó hơn so với Ethereum và BSC có quyền truy cập.

Một trong những vấn đề lớn nhất khi sử dụng Solana là thiếu các trình khám phá khối đa chức năng hoặc các nền tảng phân tích trong cùng một mạng như Etherscan. Các bài phân tích hoặc dữ liệu để phân tích cơ bản blockchain Solana rất hạn chế nhưng có vẻ như nhóm phát triển đang làm việc để khắc phục điều này.

Mặt khác, việc Solana thiếu khả năng tương thích với EVM và thực tế là các dự án đơn giản không thể di chuyển ngay lập tức từ Ethereum có nghĩa là có ít hành vi chiếm đoạt tiền và lừa đảo hơn so với các nền tảng nhân bản Ethereum như Binance Smart Chain.

Staking SOL để có thu nhập thụ động

Như đã đề cập, Solana là blockchain PoS tập trung vào ủy quyền. Tức là bất kỳ ai nắm giữ token SOL đều có thể chọn ủy quyền một số SOL của họ cho một hoặc nhiều trình xác thực chịu trách nhiệm xử lý giao dịch và điều hành mạng. Người dùng SOL cần stake hoặc khóa token của họ với trình xác thực.

Trang web Staking Rewards liệt kê Solana là blockchain lớn thứ tư tính theo giá trị tài sản – với $ 12.051.737.950 đã được stake vào đó. Cardano, Polkadot và Ethereum là 3 nền tảng blockchain xếp hạng ngay trước Solana.

Lãi suất ước tính hiện tại cho các chủ sở hữu SOL ủy quyền token của họ cho trình xác thực là 10,2%. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát của nguồn cung mạng, mức lãi suất này giảm xuống còn 2,5%. Theo Staking Rewards, trình xác thực chạy Solana Node sẽ kiếm được lãi suất 11,31% nhưng khi điều chỉnh theo lạm phát nguồn cung mạng, tỷ lệ này giảm xuống 3,61%.

Tỷ lệ SOL đã stake là 68,3%. Như vậy, hơn 30% token đang ở trạng thái tĩnh và một bộ phận lớn người dùng SOL có thể là nhà đầu cơ hoặc không học được cách stake.

68,3% SOL có sẵn hiện đã được stake | Nguồn: Staking Rewards

Drama và kế hoạch marketing thất bại

Mặc dù Solana là blockchain được yêu thích trên phương tiện truyền thông tiền điện tử ngày nay, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi kế hoạch của dự án đều ghi điểm.

Vào giữa tháng 6, Solana đã mắc sai lầm tồi tệ với chiến dịch marketing trên Tiktok có sự tham gia của KOL Maren Altman. Trong đó, cô ấy nói rằng mức phí rẻ của Solana cho phép cô sống ở khu Manhattan đắt đỏ giữa lòng New York. Bản chất phóng đại của chiến dịch đã gây khó hiểu và thất vọng cho cộng đồng Twitter, vì nó đi lệch với thông điệp trong quá khứ của Solana là chỉ tập trung vào công nghệ thay vì tiền tệ. Video quảng cáo này sau đó đã bị xóa.

Giám đốc nghiên cứu tại The Block, Larry Cermak, tỏ ra tiếc nuối:

“Thật sự khó tin khi ai đó tại Solana đã phê duyệt chiến dịch và cho rằng đó là một ý tưởng hay. Tiếp cận khán giả mới trên TikTok là điều hiển nhiên nhưng thông qua cách truyền thông điệp này chỉ mang lại nỗi buồn”.

Bình luận của người dùng Twitter Dana Hanna đã tóm gọn lại cảm giác của nhiều người trong cộng đồng Solana.

“Tôi phải nói rằng tôi rất buồn khi thấy tiền được chi vô lý cho những KOL trên mạng xã hội trong khi tôi ngồi đây thêm giá trị bằng cách dành hàng trăm giờ học cách phát triển trên nền tảng Solana và trả lời các câu hỏi của nhà phát triển trên kênh Discord của bạn miễn phí”.

Các phản hồi tiêu cực như vậy làm nổi bật những khó khăn mà các dự án như Solana phải đối mặt trong việc mở rộng cơ sở người dùng sang nhóm nhân khẩu học mới. Video của Maren Altman là một phần trong chiến dịch marketing rộng lớn hơn được triển khai trên nền tảng TikTok. Ở Mỹ, 60% người dùng TikTok ở độ tuổi từ 16-24. Trên Twitter, nhân khẩu học lớn nhất của người dùng (26,3%) ở độ tuổi từ 25-34. Nhân khẩu học của Twitter không chỉ nghiêng về người lớn tuổi hơn TikTok mà còn có tỷ lệ người dùng nam cao hơn. Ước tính gần đây chỉ có 44% người dùng Twitter là nữ so với 60% trên TikTok.

KOL nổi tiếng Maren Altman

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *