Lạm phát là gì? lạm phát bắt nguồn từ đâu và để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Năm 1985, để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao , nhà nước ta thực hiện đổi tiền lần thứ 4 với 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới. Mặc dù đã được điều chỉnh nhưng tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng. Điều này khiến tiền mới mất hơn 7 lần giá trị nữa (slide 774%). Như vậy, tính trong đúng 1 năm từ năm 1985 đến năm 1986 tiền VN mất giá hơn 7700%, tức 77 lần.  Lạm phát khiến giá cả gia tăng nhanh chóng, mức lương tối thiểu năm 1985 là 220 đồng 1 tháng thì 3 năm sau, năm 1988 mức lương tối thiểu dành cho mức sống tối thiểu của người VN đã tăng lên hơn 100 lần, thành 22 nghìn 500 đồng 1 tháng.

Lạm phát và giảm phát là hệ quả của một chuỗi các nguyên nhân phức tạp. Ở góc độ đơn giản, chúng ta có thể nhận thấy lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của các loại hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Khi đó với cùng một số tiền, bạn sẽ mua được ÍT hàng hoá HƠN so với trước đây. Ngược lại với điều này là giảm phát – với cùng một số tiền bạn sẽ mua được NHIỀU hàng hóa hơn so với trước đây. Giảm phát và lạm phát QUÁ mức đều gây HẠI với các nền kinh tế. Trong khuôn khổ các bài về Kinh tế học Crypto, mình sẽ tập trung khai thác khái niệm về lạm phát bởi vì nó gần như gắn liền với tất cả các Crypto hiện nay, Và nó cũng rất phổ biến trong nền kinh tế ở Việt Nam

Lạm phát được tính theo chỉ số tiêu dùng CPI có công thức như sau:
[(P1-P0)/P0]*100%.

(Trong đó P1 là mức giá cả trung bình của hàng hoá hiện tại, P0 là mức giá trung bình của hàng hoá kỳ trước. )

Ta có thể chia lạm phát thành 3 mức độ: lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Thông thường các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Khi lạm phát ở mức dưới 10%, nền kinh tế sẽ tương đối ổn định. Ở mức từ 2 con số trở lên, lạm phát khiến đồng tiền mất giá trị, thị trường tài chính bắt đầu không ổn định. Nếu lạm phát trên 1000% một năm thì đồng tiền mất giá HOÀN TOÀN và KHỦNG HOẢNG tài chính là điều không thể tránh khỏi.

Vậy, giai đoạn 1985-1986 mình vừa nói ở trên cũng chính là khoảng thời gian mà Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Theo bạn ĐÂU là nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát và TĂNG giá trị của một loại hàng hóa?

Trong định nghĩa về kinh tế học cơ bản. Nguyên nhân đầu tiên khiến giá cả của một loại hàng hóa tăng lên đó là do nhu cầu tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến khan hiếm nguồn cung. Mặt khác khi lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng lo sợ tiếp tục dùng tiền để mua hàng hóa tích trữ, khiến quan hệ cung – cầu trên thị trường mất cân bằng nghiêm trọng. Nạn thu gom, đầu cơ khiến giá cả hàng hoá tiếp tục bị đội lên gấp nhiều lần. Giá tăng chóng mặt khiến những người dân nghèo thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.Năm 2016, người dân Venezuela đã phải vác hàng Kilogram tiền đi chỉ để mua một ổ bánh mì.

Nguyên nhân thứ hai là do chi phí đẩy. Khi giá nguyên liệu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng theo. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm khi đưa tới cho khách hàng. Chúng ta có thể dễ dàng thấy việc này qua giá xăng ở VN, khi xăng dầu thế giới tăng giá thì ngay lập tức các doanh nghiệp VN sẽ điều chỉnh giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng .

Nguyên nhân thứ ba cũng là nguyên nhân mình TIN là quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới lạm phát. Đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tiền đang lưu thông. Việc chính phủ in ra quá nhiều tiền, dẫn đến việc giá trị đồng tiền của người dân đang lưu hành bị pha loãng và mất dần đi giá trị là rất phổ biến. Điều này là hoàn toàn hợp pháp, xảy ra rất từ từ khiến người dân rất khó để cảm nhận, hoặc nó có thể xảy ra cực kì nhanh khiến người dân trở tay không kịp. Theo IMF quỹ tiền tệ quốc tế Tại Zimbabwe năm 2008 thì giá cả sẽ nhân đôi sau mỗi 24,7 giờ. năm 2018 tại venezuela tỷ lệ lạm phát lên hơn 929.790%. Nếu mức lạm phát này xảy ra ở VN, bát phở giá trị giá 50k năm nay sẽ trị giá 464 triệu đồng vào năm sau.

Lạm phát thường để lại những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của người dân cũng như cũng như kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế. Hậu quả nghiêm trọng nhất có lẽ là sự mất niềm tin vào các chính phủ. Người dân lúc này sẽ chuyển sang sử dụng các hình thức tiền tệ khác  ở VN những năm 80 90, người dân cũng rất hay dùng vàng và usd để mua bán các loại hàng hóa hoặc mua bán nhà đất.

Theo một báo cáo của FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) vào tháng 12 năm 2020, thì 22% số tiền đang lưu hành ở Mỹ chỉ mới vừa được in ra trong năm. Giữa cục khủng hoảng covid nặng nề ở Mỹ, các chỉ số tài chính chứng khoán SP500 hay Downjohn liên tục lập đỉnh lịch sử về mức độ tăng trưởng. Điều này đang diễn ra ở khắp các nền kinh tế trong đó có cả chứng khoán VN . Liệu chúng ta có đang thực sự tăng trưởng giữa đại dịch hay không. Hay mọi thứ đều đang tăng giá chỉ đơn giản do các chính phủ đang in ra quá nhiều tiền và chính tiền đang mất giá trị đi. Liệu chúng ta trong tương lai gần có phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo hay ko? Theo mình chắc chắn là sẽ có vì đó là chu kì tất yếu. Vậy làm thế nào để bảo vệ tài sản của chúng ta trước lạm phát, khủng hoảng kinh tế. 
Satoshi Nakamoto – một lập trình viên sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007. Ong đã nghĩ ra một hệ thống tiền tệ mới mang tên Bitcoin, nó được chạy hoàn toàn trên internet, không cần phụ thuộc vào bất kỳ thể chế tài chính nào. Bitcoin linh động như tiền tệ, hữu hạn như kim loại quý. Thậm chí Bitcoin còn được lập trình cho phép biết trước số lượng được phát hành và tính toán trước được sự lạm phát.

Tất cả những điều này là không thể có ở đồng tiền do các chính phủ phát hành. Mình sẽ dành nguyên một clip để nói về vấn đề lạm phát của bitcoin.

Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) – bà Lagarde cho biết: tiền kỹ thuật số là đô la 2.0. Bà cũng tuyên bố rằng các loại tiền tệ kỹ thuật số có thể tạo ra thách thức đối với các nước có nền kinh tế yếu kém. Đặc biệt khi các nước sở hữu các đồng nội tệ không ổn định. Theo mình nhiều quốc gia sẽ phải tiếp tục in tiền và chứng kiến ​​đồng tiền của mình bị xói mòn mạnh mẽ. trong một tương lai không xa, bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung sẽ là chìa khoá giải quyết nhiều vấn đề của xã hội và trong đó có sự lạm phát.